Thứ bảy, Ngày 11 / 05 / 2024 Thời tiết
Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

NAN 24.

 

NAN 24.
 
   Điều 24 Nan viết: “Tam Âm, tam Dương của Thủ và Túc đã tuyệt thì nó biểu hiện như thế nào ? ta có thể biết được việc cát hung của chúng không ?”.
Thực vậy: “Khí của kinh Túc Thiếu âm bị tuyệt, tức là cốt bị khô. Khí Thiếu âm là mạch của mùa đông, nó vận hành ẩn phục (bên dưới) để làm ấm cốt tủy. Cho nên khi mà cốt tủy không còn ấm tức là cơ nhục không còn bám vào cốt. Khi mà cốt và nhục không còn gần gũi nhau nữa, cơ nhục sẽ bị teo co lại. Khi mà nhục bị co và teo sẽ làm cho răng lộ dài ra và khô, tóc không còn trơn ướt, đó là cốt bị chết trước: Mậu nhật bệnh nặng, kỷ nhật chết”.
Khí của kinh Túc Thái âm bị tuyệt thì mạch không làm vinh cho môi và miệng. Miệng và môi là cái gốc của cơ nhục. Khi mạch không còn “vinh: tươi” thì cơ nhục không còn trơn ướt, khi cơ nhục không còn trơn ướt thì nhục bị “mãn”, cơ nhục bị mãn sẽ làm cho môi bị lật ngược lên, môi bị lật ngược lên đó là nhục bị chết trước: Giáp nhật bệnh nặng, Ất nhật chết.
Khí của kinh Túc Quyết âm bị tuyệt tức là cân bị teo co lại, dái và lưỡi bị cuốn lại, Quyết âm là mạch của Can. Can là chỗ hợp của Cân. Cân khí tụ lại ở Âm khí (bộ sinh dục) để rồi lạc với cuống lưỡi. Vì thế khi mạch không còn “vinh: tươi” thì cân bị teo một cách nhanh chóng, cân bị teo một cách nhanh chóng tức là ảnh hưởng đến buồng trứng và lưỡi, làm cho lưỡi bị cuốn buồng trứng teo. Đây là cân bị chết trước: Canh nhật bệnh nặng, Tân nhật chết.
Khí của Thủ Thái âm bị tuyệt sẽ làm cho bì mao khô. Kinh Thái âm thuộc Phế, nó hành khí để làm ấm ở bì mao. Vì thế nếu khí không còn vinh thì bì mao bị khô, bì mao bị khô thì tân dịch sẽ tách rời bì và cốt tiết, khi tân dịch tách rời bì và cốt tiết thì bì và cốt tiết bị thương, bì và cốt tiết bị thương thì da bị khô, lông bị rụng. Lông rụng tức là lông bị chết trước: Bính nhật bệnh nặng, Đinh nhật chết.
Khí của kinh Thủ Thiếu âm bị tuyệt thì mạch không thông, mạch không thông thì huyết không lưu hành, huyết không lưu hành sắc diện tươi tắn sẽ không còn, vì thế mặt sẽ đen như màu quả “lê”. Đây là huyết chết trước: Nhâm nhật bệnh nặng, Qúy nhật chết.
Khí của tam Âm kinh đều tuyệt sẽ làm cho từ mắt bị hoa đến mắt bị mờ (mù). Mắt mù (mờ) gọi là thất chí, mà thất chí tức là chí chết trước: chết tức là mắt bị mờ hẳn.
Khí của lục Dương kinh đều tuyệt, đó là Âm và Dương cùng rời nhau. Khi Âm Dương rời nhau thì tấu lý bị phát tiết “tuyệt hạn: mồ hôi cuối cùng” sẽ chảy ra, to như hạt châu xâu vào nhau lăn ra mà không chảy đi, đó là khí chết trước: sáng xem thấy bệnh là chiều chết, chiều xem thấy bệnh là sáng chết”.

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung:
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác